Chốt phương án đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh đã cơ bản thống nhất với nội dung chính yếu trong phương án kiến nghị đầu tư Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài theo hình thức PPP được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đề xuất cách đây hơn 8 tháng.
TIN LIÊN QUAN
- Lựa chọn nhà đầu tư 8 dự án PPP đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông: Yêu cầu cao về năng lực tài chính
- Đảm bảo tiến độ xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông
17/09/2019 09:26
Đường vành đai 3, điểm đầu của tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Ảnh: Lê Toàn |
TP.HCM xin “gánh” dự án
Đúng 3 tháng sau cuộc làm việc 3 bên giữa Bộ GTVT, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh, lãnh đạo 2 địa phương có tuyến đường đi qua đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ thống nhất các nội dung liên quan đến Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Theo đó, 2 địa phương thống nhất phạm vi Dự án sẽ bắt đầu tại nút giao với đường vành đai III (TP.HCM), kết thúc tại điểm kết nối với Quốc lộ 22, khu vực cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), với tổng chiều dài tuyến khoảng 53,5 km.
Dự kiến, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình phê duyệt chủ trương đầu tư và chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2019 - 2020; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025.
Hai địa phương thống nhất phạm vi giải phóng mặt bằng (GPMB) và quy mô đầu tư giai đoạn I được đề cập trong Báo cáo kết quả nghiên cứu tiền khả thi Dự án được Bộ GTVT chuyển tới Thủ tướng Chính phủ vào tháng 1/2019. Theo đó, phạm vi GPMB thực hiện hoàn chỉnh cho toàn bộ mặt cắt ngang ngay trong giai đoạn I (đoạn từ TP.HCM đến Trảng Bàng xây dựng quy mô 8 làn xe; đoạn còn lại từ Trảng Bàng đến Mộc Bài xây dựng quy mô 6 làn xe). Quy mô đầu tư giai đoạn I, hai địa phương thống nhất kiến nghị xây dựng 4 làn xe hạn chế trên toàn tuyến.
UBND TP.HCM sẽ sử dụng ngân sách của Thành phố hỗ trợ cho Dự án thực hiện công tác bồi thường GPMB trên địa bàn thành phố và một phần chi phí xây lắp. Ngân sách của tỉnh Tây Ninh hỗ trợ cho Dự án thực hiện công tác bồi thường GPMB và một phần chi phí xây lắp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Tại cuộc làm việc 3 bên diễn ra vào tháng 6/2019, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã thống nhất về nguyên tắc cùng với UBND TP.HCM và tỉnh Tây Ninh báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giao UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện Dự án.
Được biết, trong thời gian qua, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hàn Quốc, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai công tác lập “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài” theo hình thức PPP.
“Tuy nhiên, do Dự án chưa thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được giao, cũng như không có trong danh mục các dự án bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, do vậy chưa có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Gánh nặng ngân sách
Trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đảm nhận vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền, UBND TP.HCM sẽ phải tiếp tục gia công hoàn thiện kết quả nghiên cứu bước đầu Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài do tư vấn Hàn Quốc thực hiện.
Cụ thể, tư vấn đề xuất Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ được thực hiện theo hình thức PPP, trong đó phần Nhà nước tham gia trong dự án được huy động từ vốn vay ODA và vốn đối ứng.
Thế nhưng, tại thời điểm hiện nay, khung pháp lý của Việt Nam chưa cho phép cung cấp bảo lãnh doanh thu tối thiểu của Chính phủ, hoặc bố trí ngân sách để thanh toán hàng năm cho cả vòng đời dự án như đề xuất của tư vấn Hàn Quốc.
Ngoài ra, nội dung nghiên cứu của tư vấn Hàn Quốc chưa tính toán tổng vốn đầu tư và phương án tài chính theo Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 về đầu tư các dự án theo hình thức PPP; chưa có nội dung phân chia trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro phát sinh khi thực hiện dự án; chưa đánh giá lợi thế và tác động của việc thực hiện dự án theo hình thức PPP đối với cộng đồng dân cư trong phạm vi dự án; giá dịch vụ sử dụng đường bộ chưa phù hợp với mức giá tối đa theo Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khả thi về tài chính và hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế, tư vấn Hàn Quốc còn đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có bảo lãnh doanh thu tối thiểu (MRG) của Chính phủ, khoảng 50 triệu USD cho 5 năm đầu khai thác đối với phương án đầu tư theo hình thức BOT hoặc Chính phủ thanh toán khoản thuê cố định khoảng 55 triệu USD/năm cho giai đoạn khai thác với thời hạn thuê 30 năm đối với phương án đầu tư theo hình thức Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BTL).
Một khó khăn nữa đối với 2 địa phương là tỷ lệ tham gia vốn nhà nước tại Dự án là khá lớn. Theo đó, tổng vốn đầu tư của Dự án ước khoảng 10.694 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư 5.669 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư của Nhà nước khoảng 5.025 tỷ đồng.
“Đây là khoản kinh phí khá lớn ngay cả với địa phương có tiềm lực kinh tế như TP.HCM”, một chuyên gia nói.
Theo quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng năm 2030, tuyến đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài là một trong 7 tuyến cao tốc khu vực phía Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng chiều dài tuyến là 55 km (điểm đầu tại đường vành đai 3 của TP.HCM và điểm cuối tại cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh), quy mô 6-8 làn xe, giai đoạn đầu tư đến năm 2030.
Bảo Như
- Bạn đang có nhu cầu gia công sắt thép theo yêu cầu? - 21/05/2024
- Chứng Nhận Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001 - 2015 - 21/05/2024
- Mạ kẽm nhúng nóng - mạ ly tâm, mạ điện phân - 19/01/2024
- ỨNG XỬ VỚI DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TỪ TRUNG QUỐC - 08/12/2023
- Doanh nghiệp thép tiếp tục tăng trưởng - 08/12/2023
- Sản phẩm Cơ Khí Mạ kẽm - Nhúng nóng - tấm Grating - 01/12/2023
- Nhà xưởng tiền chế - 01/12/2023
- Bồn Chứa Bằng Thép - 01/12/2023
- Lan can - Hộ lan Cầu đường - 28/06/2021
- BẢN MÃ CÁC LOẠI - 28/06/2021
- Thị trường ngày 21/5: Giá dầu lao dốc hơn 2%, quặng sắt tiếp tục giảm, cà phê arabica cao nhất trong 4 năm - 21/05/2021
- Ở ĐÂU CÓ ĐƯỜNG, Ở ĐÓ CÓ NHẬT HOÀNG ANH - 27/02/2020
- MỘT TRỞ NGẠI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC: CHẢY MÁU CHẤT XÁM, VÀ CẢ CHẢY MÁU SỨC LAO ĐỘNG - 27/02/2020
- GIẢI MÃ THÓI QUEN ĐÚNG GIỜ CỦA NGƯỜI NHẬT - 27/02/2020
- NHƯ THẾ NÀO LÀ "GIA CÔNG ĐƠN GIẢN"? - 20/12/2019
- MỞ RỘNG ĐỊA BÀN - 22/10/2019
- ĐƯA CÔNG NGHỆ MỚI VÀO XÂY DỰNG Ở VN KHÔNG HỀ DỄ DÀNG - 07/10/2019
- CÓ MỘT LÁNG GIỀNG CẦN QUAN TÂM - 30/09/2019
- MỘT LẦN NỮA PHẢI TÌM ĐẾN...TRUNG QUỐC? - 30/09/2019
- MỘT VẤN NẠN CỦA TP HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC ĐÔ THỊ PHÍA NAM: TRIỀU CƯỜNG - 30/09/2019
- Những chuyển động tích cực? - 24/09/2019
- CHUYỂN ĐỘNG MỚI CỦA DÒNG VỐN ODA: KHỞI CÔNG XÂY DỰNG CAO TỐC BẮC NAM, ĐOẠN CAM LỘ- LA SƠN - 24/09/2019
- THÁI LAN - HÒA COI NHƯ THUA - 06/09/2019
- CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XỬ LÝ BỀ MẶT - 06/09/2019
- Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh duy trì đà tăng trưởng - 29/05/2018
- Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ - 08/12/2023
- Giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như thế nào? - 29/05/2018