Tháng trước, Nhật Bản rúng động vì một vụ bê bối: Bộ trưởng phụ trách vấn đề Olympics của nước này Yoshikata Sakurada đến dự một cuộc họp tại Quốc hội muộn 3 phút.
Phe đối lập đã tiến hành một cuộc biểu tình kéo dài 5 giờ đồng hồ để phản đối vụ đến muộn của ông Sakurada, trong khi dư luận tỏ thái độ giận dữ. Vài ngày sau, vị Bộ trưởng buộc phải lên tiếng xin lỗi.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), không chỉ đối với các chính trị gia, mà đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào ở Nhật Bản, đúng giờ luôn là một vấn đề quan trọng nhất.
Vào năm 2018, một đoàn tàu điện ngầm của công ty đường sắt Nhật Bản JR-West Railway khởi hành sớm 25 giây, dẫn tới một làn sóng chỉ trích và công ty này cũng phải xin lỗi. Truyền thông Nhật Bản đồng loạt đưa tin về vụ việc và đánh giá đây là một lỗi lớn của JR-West Railway. "Sự bất tiện to lớn mà chúng tôi gây ra cho khách hàng của mình thực sự không thể biện minh được", tuyên bố của JR-West Railway sau đó có đoạn viết.
"Cha mẹ luôn dạy tôi việc quan trọng là không được đi muộn, phải nghĩ đến sự bất tiện mà mình gây ra cho người khác khi mình đến muộn", Issei Izawa, một sinh viên Nhật 19 tuổi, nói.
Bà nội trợ Kanako Hosomura, 35 tuổi, sống ở Saitama, Nhật Bản, nói rằng cô rất không thích việc đến muộn, cho dù chỉ muộn 1 phút.
"Tôi thích đến sớm, vì tôi thà chờ người khác còn hơn là để người khác phải đợi mình", Hosomura nói, và cho biết cô sẽ không giữ quan hệ bạn bè với những người đến muộn và gây sự bất tiện cho người khác.
Thói quen đúng giờ của người Nhật thậm chí đã bị nhiều du khách nước ngoài đến nước này xem là một trong những điều "kỳ quặc" nhất của xứ mặt trời mọc. Tuy nhiên, trên thực tế, sự đúng giờ ở nơi làm việc có một ảnh hưởng không hề nhỏ đối với nền kinh tế.
Theo một báo cáo của Heathrow Express, nhân viên đi làm muộn khiến nền kinh tế Anh thiệt hại tới 9 tỷ Bảng, tương đương 11,7 tỷ USD, mỗi năm. Hơn một số người được khảo sát bởi Heathrow Express nói rằng họ thường xuyên đi làm hoặc đi họp muộn.
Tại Mỹ, tình trạng đi làm muộn khiến bang New York thiệt hại 700 triệu USD mỗi năm, còn ở bang California, mức thiệt hại là hơn 1 tỷ USD mỗi năm - theo một báo cáo năm 2018 của tạp chí Inc.
Trước đây, người Nhật Bản không phải lúc nào cũng đúng giờ.
Trước cuối thập niên 1800, nước Nhật thời tiền công nghiệp có quan điểm thoải mái hơn về giờ giấc. Ông Willem Huyssen van Kattendijke, một sỹ quan hải quân Hà Lan từng đến Nhật vào thập niên 1850, viết trong cuốn nhật ký của mình rằng những người địa phương không bao giờ đúng giờ. "Sự lười biếng của người Nhật khá lạ lùng", ông van Kattendijke viết. Vào thời đó, những đoàn tàu ở Nhật thường chậm tới 20 phút.
Dưới thời hoàng đế Meiji (1868-1912) - người bãi bỏ hệ thống phong kiến, thực thi cải cách lớn trong quân đội, và tiến hành công nghiệp hóa - đúng giờ mới trở thành một quy chuẩn văn hóa ở Nhật Bản, theo một nghiên cứu vào năm 2008 của Đại học Duke.
Tính đúng giờ đã được xem là một nguyên lý chủ chốt cho những bước tiến của Nhật Bản từ một đất nước nông nghiệp trở thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại. Trường học, nhà máy và đường sắt - những nơi mà sự đúng giờ được thực thi nghiêm ngặt - chính là những tổ chức đi đầu sự thay đổi trong xã hội Nhật Bản. Các nhà máy ở Nhật áp dụng "chủ nghĩa Taylor" - một hệ thống quản lý nhà máy sử dụng các dây chuyền lắp ráp để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
Vào thời kỳ đó, đồng hồ đeo tay trở thành vật dụng được ưa chuộng, và khái niệm một ngày gồm 24 tiếng trở nên quen thuộc với mọi công dân Nhật Bản. Theo nhà nghiên cứu Ichiro Oda, khi đó, hầu hết người Nhật đều nhận thức được rằng "thời gian là tiền bạc".
Đến thập niên 1920, tính đúng giờ trở thành "linh hồn" trong các chương trình tuyên truyền ở Nhật Bản. Nhiều áp phích về lối sống hướng dẫn phụ nữ tạo kiểu tóc đơn giản trong 5 phút, hoặc kiểu tóc cầu kỳ trong 55 phút cho các dịp quan trọng. Nhanh chóng giải quyết công việc và đến đúng giờ trở thành một phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước Nhật.
Kể từ đó, sự đúng giờ được liên hệ với năng suất trong các công ty và tổ chức, theo giáo sư Makoto Watanabe thuộc Đại học Hokkaido Bunkyo. "Nếu nhân viên đi làm muộn, công ty sẽ chịu hậu quả", ông nói. "Cá nhân tôi cho rằng nếu mình không đúng giờ, mình sẽ không thể hoàn tất được những công việc mà mình phải làm".
Tuy nhiên, việc nhấn mạnh sự đúng giờ và sự thiếu vắng những giới hạn cho khoảng thời gian làm việc ngoài giờ có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống ở Nhật Bản, theo Yukio Kodata, 33 tuổi, một người Canada gốc Nhật từng sống và làm việc ở Nhật Bản.
"Ở Nhật Bản, mọi người có tinh thần là nếu những người khác làm một việc gì đó, thì họ cũng phải làm như vậy. Về cơ bản, bạn bị mắc kẹt", Kodata nói. "Nhiều người bạn của tôi từ Nhật Bản sang Canada đã không muốn trở lại đó làm việc nữa. Ở Canada, bạn có thể rời công ty lúc 5h chiều mà không ai nói gì, nhưng ở Nhật thì không như thế".
VNE - 11/2019
- Bạn đang có nhu cầu gia công sắt thép theo yêu cầu? - 21/05/2024
- Chứng Nhận Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001 - 2015 - 21/05/2024
- Mạ kẽm nhúng nóng - mạ ly tâm, mạ điện phân - 19/01/2024
- ỨNG XỬ VỚI DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TỪ TRUNG QUỐC - 08/12/2023
- Doanh nghiệp thép tiếp tục tăng trưởng - 08/12/2023
- Sản phẩm Cơ Khí Mạ kẽm - Nhúng nóng - tấm Grating - 01/12/2023
- Nhà xưởng tiền chế - 01/12/2023
- Bồn Chứa Bằng Thép - 01/12/2023
- Lan can - Hộ lan Cầu đường - 28/06/2021
- BẢN MÃ CÁC LOẠI - 28/06/2021
- Thị trường ngày 21/5: Giá dầu lao dốc hơn 2%, quặng sắt tiếp tục giảm, cà phê arabica cao nhất trong 4 năm - 21/05/2021
- Ở ĐÂU CÓ ĐƯỜNG, Ở ĐÓ CÓ NHẬT HOÀNG ANH - 27/02/2020
- MỘT TRỞ NGẠI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC: CHẢY MÁU CHẤT XÁM, VÀ CẢ CHẢY MÁU SỨC LAO ĐỘNG - 27/02/2020
- NHƯ THẾ NÀO LÀ "GIA CÔNG ĐƠN GIẢN"? - 20/12/2019
- MỞ RỘNG ĐỊA BÀN - 22/10/2019
- ĐƯA CÔNG NGHỆ MỚI VÀO XÂY DỰNG Ở VN KHÔNG HỀ DỄ DÀNG - 07/10/2019
- CÓ MỘT LÁNG GIỀNG CẦN QUAN TÂM - 30/09/2019
- MỘT LẦN NỮA PHẢI TÌM ĐẾN...TRUNG QUỐC? - 30/09/2019
- MỘT VẤN NẠN CỦA TP HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC ĐÔ THỊ PHÍA NAM: TRIỀU CƯỜNG - 30/09/2019
- MỘT CỬA NGÕ PHÍA TÂY SẼ ĐƯỢC KHAI THÔNG - 27/09/2019
- Những chuyển động tích cực? - 24/09/2019
- CHUYỂN ĐỘNG MỚI CỦA DÒNG VỐN ODA: KHỞI CÔNG XÂY DỰNG CAO TỐC BẮC NAM, ĐOẠN CAM LỘ- LA SƠN - 24/09/2019
- THÁI LAN - HÒA COI NHƯ THUA - 06/09/2019
- CÔNG NGHỆ MỚI TRONG XỬ LÝ BỀ MẶT - 06/09/2019
- Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh duy trì đà tăng trưởng - 29/05/2018
- Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ - 08/12/2023
- Giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như thế nào? - 29/05/2018