CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT DỊCH VỤ CƠ KHÍ NHẬT HOÀNG ANH

CƠ KHÍ NHẬT HOÀNG ANH

CƠ KHÍ NHẬT HOÀNG ANH

0987 68 1234

0888 39 49 79

Tiếng Việt Tiếng Anh
CÓ MỘT LÁNG GIỀNG CẦN QUAN TÂM
1983 Lượt xem

Thị trường xây dựng Myanmar – cơ hội của doanh nghiệp Việt

Một công ty VN vừa ký các gói thầu trị giá trên 4 triệu USD tại thị trường Myanmar với mức lợi nhuận dự kiến từ 15-20% - cao hơn so với các dự án tại Việt Nam.

Lãnh đạo công ty cho biết, công ty đang thực hiện một số gói thầu tại dự án Cầu Bago, Yangon, Myanmar với tổng thầu Tokyu Construction (Nhật Bản) về xử lý nền cũng như thi công đúc dầm và lắp dầm bê tông, dầm thép, thi công bản mặt cầu với tổng giá trị hợp đồng khoảng hơn 3 triệu USD. Bên cạnh đó, một gói thầu khác ở dự án cảng quốc tế Sittwe trị giá khoảng 1 triệu USD cũng đã được ký kết với hạng mục thi công cọc thép.

Công trình của FECON tại Myanmar

Một công trình của nhà thầu VN tại Myanmar

Tiếp cận thị trường Myanmar bằng việc hợp tác với công ty Raibow Construction thành lập công ty liên doanh năm 2016, đến nay, đã 3 năm triển khai các dự án tại thị trường đầy tiềm năng này và sẵn sàng cho các cơ hội lớn. Nhằm tấn công mạnh mẽ hơn vào mảng hạ tầng giao thông, đầu năm nay họcùng Công ty Trung Chính thành lập thêm liên doanh để đón đầu các cơ hội dự án hạ tầng giao thông ODA Nhật Bản tại Myanmar, trong đó gần nhất là 3 dự án Cầu Lớn, 2 dự án cảng & 1 dự án nâng cấp cải tạo đường sắt Yangoon - Mandalay.

Đại diện công ty cho biết, các dự án mới ký tại Myanmar dự kiến cho lợi nhuận ròng từ 15 - 20%, cao hơn so với các dự án tại Việt Nam, đồng thời cho biết, 6 tháng cuối năm nay sẽ là khoảng thời gian rất bận rộn của thị trường xây dựng Myanmar, nhiều dự án hạ tầng sẽ được triển khai. Bên cạnh những gói thầu đã trúng, doanh nghiệp này đang theo đuổi một loạt dự án cầu đường bộ, cảng & đường sắt, đa phần trong số đó là các dự án vốn ODA chính phủ Nhật Bản & do các nhà thầu đến từ Nhật Bản làm tổng thầu. Công ty kỳ vọng sẽ ký khoảng 11 triệu USD doanh số từ các dự án tại Myanmar trong năm 2019 và 25 triệu USD trong năm 2020 khi nhận được 30% cơ hội trong số các dự án nêu trên.

Có thể nói, thị trường xây dựng Myanmar là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu tại thị trường trong nước. Với nhu cầu phát triển hạ tầng bùng phát, với thị trường non trẻ chưa quá nhiều đối thủ cạnh tranh như Myanmar, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chớp cơ hội để thâm nhập thành công như Hoàng Anh Gia Lai, Viettel hay các nhà thầu xây dựng như FECON, Hòa Bình, Trung Chính.  Theo các đơn vị này thì các công ty xây dựng Việt Nam có khá nhiều lợi thế cạnh tranh như: khả năng thiết kế tối ưu hóa, năng lực quản lý dự án, chi phí nhân công và đặc biệt là khá tương đồng văn hóa với Nhật Bản & Myamar khi mà các nhà thầu nổi tiếng Nhật Bản đang thống lĩnh thị trường tại đây.

Lê Hà

Bài viết khác
Copyright 2018 © NHẬT HOÀNG ANH.All rights reserved. Design by Nina.vn
Đang online

  2

|
Truy cập ngày:  

458

|
tháng:  

1626

|
Tổng truy cập:  

133766

Gọi điện SMS Chỉ đường
Về đầu trang